![]() |
Chị Vi mệt mỏi, lo lắng cho tình trạng bệnh của chồng |
Bật khóc khi có người hỏi thăm, phải mất một lúc chị Vi mới có thể nén xúc động, chia sẻ về hoàn cảnh hiện tại.
“Sau khi sinh bé út được hơn 1 tháng, thấy anh bị viêm xoang hành sốt kéo dài, em mới khuyên anh vào Bệnh viện Tai – Mũi – Họng khám và chữa cho dứt điểm", chị Vi nhớ lại. Tưởng chỉ là căn bệnh mãn tính đơn giản, không ngờ thông báo của bác sĩ khiến cả gia đình chị như "chết điếng". Dù không tin, làm sinh thiết lại nhưng kết quả vẫn không khác gì trước đó.
![]() |
Chị phải gửi 2 đứa con nhỏ dại cho ông bà nội để đi bệnh viện chăm sóc chồng. |
![]() |
Tế bào ung thư ăn mòn, "đục lỗ" từ hốc mũi xuống khoang miệng khiến Bạo đau đớn và khó khăn để ăn uống, trò chuyện. |
Mùng 5 Tết năm 2020, anh Bạo chính thức "chuyển khẩu" đến Bệnh viện Ung bướu TP.HCM. Chị Vi đành gửi 2 con nhỏ nhờ ông bà nội chăm sóc, lên bệnh viện chăm chồng. Để chồng không suy sụp tinh thần, chị nói dối bệnh mới ở giai đoạn đầu, vẫn còn khả năng cứu chữa, dù trong lòng chị rối bời.
"Hồi đầu ở viện mà sữa chảy ướt áo, đứa nhỏ mới mấy tháng thôi chị ơi. Em thương chồng, nhớ con ngủ không nổi. Thấy anh đáp ứng thuốc tốt thì mừng quá, mà càng về sau, sức khỏe anh càng tệ, ăn ngủ không được vì đau quá. Buồn quá, em thường trốn ra một góc ngồi khóc”, chị Vi tâm sự.
Kiệt quệ vì 4 người thân cùng bị ung thư
Vợ chồng anh Bạo kết hôn đã hơn 4 năm. Khi ấy, chị Vi vừa tốt nghiệp đại học, còn chưa xin được việc làm. Anh Bạo làm tài xế, thu nhập mỗi tháng khoảng 4-4,5 triệu đồng. Hai thiên thần bụ bẫm, đáng yêu lần lượt ra đời khiến căn nhà nhỏ rộn ràng tiếng cười. Khi ấy, chị Vi còn tính đợi con cứng cáp chút sẽ đi kiếm việc, cùng chồng nuôi con khôn lớn.
![]() |
Nhìn chồng gắng gượng, nén cơn đau để nói chuyện với các con, người vợ trẻ phải lén trốn ra 1 góc lặng lẽ khóc. |
Để lo khoản chi phí "khổng lồ" cho anh Bạo chữa trị, cả gia đình phải chạy đôn chạy đáo, vay mượn khắp người thân đến người quen. Gần đây nhất, chỉ trong 21 ngày mà gia đình phải đóng tới 43 triệu đồng. Bán hết tài sản trong nhà, đất đai cũng phải cầm cố mà không đủ, còn phải vay lãi.
Anh em đều khó khăn nhưng vẫn cố gắng vay mượn giùm, mà cha mẹ hai bên thì bệnh tật chất chồng. Cha đẻ chị Vi vừa xuất viện (Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM), về nhà nằm chờ chết sau 3 năm chữa trị 2 căn bệnh: ung thư phổi và ung thư thanh quản.
Không chỉ vậy, mẹ chị Vi còn bị ung thư vú gần 10 năm nay nhưng cũng phải ngưng điều trị vì hoàn cảnh khốn khó. Tai ương ngập tràn khi cả mẹ chồng chị cũng mắc phải bướu cổ ác tính. Cục bướu ngày càng sưng to, nhưng vì điều kiện kinh tế, bà nhường cơ hội, dành tiền cho con trai chữa bệnh.
![]() |
Gia đình đã kiệt quệ, Vi vẫn chưa biết "đào" ở đâu khoản chi phí sắp tới để điều trị cho chồng. |
Đứng trước cảnh bệnh tật bủa vây những người thân yêu nhất, chị Vi rơi vào bế tắc. Nhất là khi nghe bác sĩ nói căn bệnh này có thể khiến anh Bạo ra đi bất cứ lúc nào nếu không được điều trị kịp thời, chị sốc nặng.
“Bác sĩ nói bệnh của anh nặng rồi, đợt này còn bị giảm tiểu cầu, bạch cầu nghiêm trọng nên không cho về nữa. Hiện tại gia đình em phải lo một khoản chi phí để truyền máu và thuốc cho anh, nhưng chưa biết “đào” ở đâu ra”, đôi vai của người phụ nữ trẻ chùng xuống, ánh mắt mờ mịt.
Chị Vi chẳng dám ước nhiều, chỉ mong sao các mạnh thường quân thương mà giúp đỡ cho chồng toa thuốc hóa trị sắp tới. Bởi cả gia đình chị đều đã kiệt quệ, chẳng còn ai để vay mượn nữa.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:Bất động sản ở đất nước tỷ dân đã thu được lợi lớn sau khi cơ quan chức năng Trung Quốc cải cách thị trường năm 1998. Điều này dẫn đến sự bùng nổ xây dựng do nhu cầu của tầng lớp trung lưu tăng lên - họ coi bất động sản là tài sản và là biểu tượng của giàu có.
Thị trường bất động sản càng được thúc đẩy do tiếp cận các khoản vay dễ dàng, các ngân hàng sẵn sàng cho vay càng nhiều càng tốt với cả khách hàng mua nhà và các công ty bất động sản.
Theo báo cáo của ANZ Research, các khoản vay thế chấp chiếm gần 20% tổng dư nợ trong toàn bộ hệ thống ngân hàng Trung Quốc. Nhiều công ty bất động sản dựa vào tiền bán nhà cho khách. Tuy nhiên, không phải dự án nào cũng hoàn thành đúng tiến độ. Số lượng các căn nhà xây dựng dở dang ở Trung Quốc lên đến 225 triệu m2.
Khi các công ty bất động sản ăn nên làm ra, nhà đất cũng tăng giá theo. Điều đó khiến cho cơ quan chức năng Trung Quốc không khỏi lo lắng, trước đó rủi ro đã hiện hữu khi các công ty địa ốc nợ nần chồng chất.
Năm ngoái, cơ quan chức năng nước này tiến hành siết tín dụng với lĩnh vực bất động sản. Ngân hàng trung ương giới hạn tỷ lệ dư nợ cho vay bất động sản trên tổng tiền cho vay của các ngân hàng để cố gắng hạn chế mối đe dọa của lĩnh vực bất động sản với hệ thống tài chính. Điều này khiến nguồn tiền bị thắt chặt với các công ty bất động sản vốn đang gặp khó khăn trong việc xử lý khoản nợ của họ.
Công ty bất động sản lớn nhất Trung Quốc là Evergrande chìm trong nợ nần hơn 300 tỷ USD. Ngoài ra, các công ty bất động sản cũng chịu ảnh hưởng do Covid-19, kinh tế bấp bênh khiến nhiều người mua phải cân nhắc lại kế hoạch mua nhà của họ.
Việc Evegrande lâm vào nợ nần đã khiến cho người mua nhà và nhà thầu kéo đến trụ sở chính ở Thâm Quyến của tập đoàn này để phản đối.
Tháng 6 năm nay, người mua lại có hình thức mới để phản đối là từ chối thanh toàn các khoản nợ. Trong vòng 1 tháng, việc từ chối trả nợ đã lan rộng tại hơn 300 dự án bất động sản ở 50 thành phố khắp Trung Quốc.
Tại sao dấy lên mối lo ngại toàn cầu?
Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, có mối liên hệ về thương mại và tài chính toàn cầu. Các nhà phân tích nhận định nếu khủng hoảng trong bất động sản lan sang hệ thống tài chính thì cú sốc sẽ vượt ra ngoài biên giới.
"Nếu các vụ vỡ nợ tăng lên, có thể có những tác động kinh tế và xã hội rộng rãi và nghiêm trọng", Fitch Ratings cho biết hôm 18/7.
Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) từng cảnh báo hồi tháng 5, trong khi Trung Quốc cố gắng kiềm chế thì một cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản tệ hơn có thể ảnh hưởng hệ thống tài chính của nước này. Cuộc khủng hoảng có thể lan rộng, tác động đến thương mại, Fed cho biết trong báo cáo ổn định tài chính hồi tháng 5/2022.
Trung Quốc cần làm gì?
Các nhà phân tích cho rằng, một gói cứu trợ hoặc quỹ cứu trợ dành cho toàn bộ lĩnh vực bất động sản ở Trung Quốc khó có thể thực hiện ngay cả khi nhiều khách hàng từ chối trả nợ vay mua nhà tăng lên. Bởi vì, điều đó có nghĩa là Chính phủ Trung Quốc đang thừa nhận quy mô của cuộc khủng hoảng.
Một gói cứu trợ có thể khuyến khích các công ty bất động sản và người mua tiếp tục vay nợ vì họ nhìn thấy chính phủ và các ngân hàng phải chịu trách nhiệm.
Nhưng áp lực đã và đang gia tăng lên các ngân hàng Trung Quốc. Để giúp xoa dịu tình hình, cơ quan quản lý ngân hàng của Trung Quốc cho biết sẽ giúp các dự án được hoàn thành và các căn nhà được giao cho người mua.
Giải pháp này chưa có ở cấp toàn quốc song một số hành động đã xuất hiện ở cấp địa phương như tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Ở tỉnh này đã có quỹ cứu trợ được thành lập với sự hợp tác của một công ty bất động sản nhà nước để giải tỏa vốn cho các dự án.
Dưới góc độ chuyên gia, ông Chen Shujin, làm việc tại Jefferies Hong Kong cho biết, chính quyền địa phương, công ty bất động sản và chủ nhà cũng có thể thương lượng việc miễn lãi và tạm dừng trả nợ trong một thời gian nhất định tùy từng trường hợp.
Quỳnh Hương(Theo Business)
Kinh tế tăng chậm lại là cái giá mà Trung Quốc sẵn sàng trả để giảm phụ thuộc vào bất động sản.
" alt=""/>Mối lo từ bất động sản Trung Quốc vay tiền mua nhà không trả nợ khối tiền khủng